Phần 1: Đừng thần thánh hoá trầm hương nhưng cũng đừng bình thường hoá sản vật quý này.

Phần 1: Đừng thần thánh hoá trầm hương nhưng cũng đừng bình thường hoá sản vật quý này.

24/12/2023 8 phút đọc
Nội dung bài viết

Ai cũng biết trầm hương thì tạo từ cây dó bầu bị tổn thương và sinh trầm. Trầm hương rất quý giá và có nhiều công dụng. Nhưng tổn thương thì vì sao lại tạo trầm? tổn thương là như thế nào? vì sao trầm thiên nhiên lại giá cao hơn trầm nuôi trồng ?

Còn khi được hỏi về công dụng thì câu trả lời cũng chung chung. Tốt cho sức khoẻ thì vì sao lại tốt? Tĩnh tâm thì vì sao lại tĩnh tâm? Cầu tài chiêu lộc thì vì sao?

Cũng từ đây mà sinh ra hàng loạt thuật ngữ chuyên ngành như: sánh, kiến, tốc, bông, trầm, kì, hàng rừng, hàng vườn, mùi ngọt, mùi sống…

Người trong nghề lâu năm đôi gặp nhau khi cầm cùng một loại nguyên liệu thì gọi tên khác nhau. Nên người mới tìm hiểu về trầm thì gần như bị loạn trong biển thông tin. Chính điều này tạo cơ cở cho tình trạng buôn gian bán lận tung tin thất thiệt khiến nhiều người bị lừa gạt.

Mình cũng không thoát khỏi mê cung thông tin khi tìm hiểu về trầm!

Năm 2011 cả xóm mình trúng trầm, những câu chuyện trên báo đưa thì số nhỏ hơn rất nhiều. Vì là hàng xóm cũng như bạn bè của con cái mấy gia đình trúng nên mình biết rằng mấy nhà có người trúng 150 tỷ, có người trúng 200 tỷ.

Lúc đó mình đang theo học ngành công nghệ sinh học tại Bách Khoa. Số tiền quá lớn nên mình cũng chú ý, sau thời gian tìm hiểu thì mình có nói chuyện với thầy mình là tiến sĩ từ viện công nghệ Massachusetts mới về Việt Nam.

Từ đó mình mới bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu về trầm hương.

Về cơ bản vẫn chỉ xoay quanh 3 câu chuyện:

  1. Công dụng của trầm hương là gì? Liệu nó có thực sự khan hiếm và thần kì như thế không?
  2. Thang đo nào để phân loại trầm hương? Vì sao giá trị cao và các mức giá chênh nhau nhiều đến vậy?
  3. Ứng dụng vào đời sống một cách bền vững thì làm như thế nào?

Từ khi vào nhóm mình có đọc nhiều bài thấy nhiều người hỏi giống mình nhưng hay bị chọc, bị làm phiền và công kích cá nhân. Nên mình muốn chia sẻ lại những điều trong giới hạn bản thân mình biết với hi vọng sẽ giúp ích được cho ai đó.

Vì quá nhiều thứ để nói nên bài đầu tiên mình xin chia sẻ lại vài khái niệm căn bản:

1. VÌ SAO TẠO TRẦM HƯƠNG?

Cây dó có gỗ mềm trong môi trường tự nhiên có thể bị tổn thương bởi vết thương vật lý như bị chém, bị gãy cành, kiến đục, côn trùng đục thân. Khi bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, hoặc hướng gió thay đổi trong rừng (bị thay đổi vật cản, hoặc do điạ hình có biến động) cũng khiến cây bị stress.

Trong các trường hợp trên đều kích thích cơ chế chữa lành tự nhiên của cây bằng cách tiết ra tinh dầu. Tinh dầu này khi nhiều lên và qua thời gian thì tạo thành trầm hương.

Có thể hiểu một khối trầm hương bao gồm: phần gỗ dó và phần tinh dầu trầm hương. Mọi người nên rõ ràng 2 khái niệm tinh dầu trầm hương và trầm hương nhé. Bởi vì phần giá trị về dược liệu thì nằm nhiều ở tinh dầu. Nhưng giá trị trang sức, trưng bày thì nó phải có yếu tố kết cấu, hình dáng gỗ.

Tuỳ mục đích sử dụng mà sẽ có thang đánh giá khác nhau.

2. THẾ TINH DẦU TRẦM HƯƠNG CÓ GÌ MÀ CHỮA LÀNH ĐƯỢC?

Trong tinh dầu trầm hương có 3 nhóm chất chính gồm: nhóm Sesquiterpene; nhóm các acid béo và dẫn xuất của chúng; nhóm các chất khác.

2.1. NHÓM SESQUITERPENE:

Là một nhóm hoạt chất kinh điển có trong thực vật và tự nhiên. Nhóm hoạt chất này thường được tìm thấy nhiều trong các loại tinh dầu có nguồn gốc từ các loại thực vật hoặc côn trùng, chẳng hạn như gừng, lá thanh cao hoa vàng. Ngoài ra, Sesquiterpene còn có nguồn gốc từ vi khuẩn. Chẳng hạn như Geosmin là một hợp chất dễ bay hơi tạo mùi vị đất và mùi mốc trong nước uống hoặc mùi đặc trưng trong ngày mưa.

Trước tiên thử tìm hiểu thêm nhóm Sesquiterpene có dược tính như thế nào đã nhé:

  1. Theo các nghiên cứu thì có khoảng 50 loại Sesquiterpene được đánh giá là có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u trên mô hình thực nghiệm. Là một hoạt tính chống oxy hoá cực mạnh nó có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u thông qua việc tác động tới quá trình chết rụng tự nhiên của tế bào ung thư.
  2. Công dụng lớn khác là có thể kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm. Một số loại Serquiterpene còn có khả năng chống lại cả vi rút.
  3. Nhóm chất này còn có khả năng điều chỉnh một số quá trình viêm nhiễm. Có thể hiểu là giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ các tổn thương do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, virus, động vật đơn bào, nấm và ký sinh trùng. Hay tác nhân hóa học: Hữu cơ, vô cơ trong công nghiệp hoặc trong y học. Hoặc các tác nhân vật lý: Dị vật, tia xạ, chấn thương…

Nói đến đây có vẻ mọi người cũng bắt đầu hình dung được rằng vì sao trầm hương lại có các công dụng mà mọi người từng nghe rồi chứ?

Chưa hết đâu!

Vì Sesquiterpene là một nhóm chất, về cơ bản sẽ có những dược tính giống nhau, nhưng mỗi chất sẽ có công dụng đặc thù riêng. Ngoài ra một số chất có thể tổng hợp được trong môi trường nhân tạo.

Tuy nhiên theo nghiên cứu Cerboncini năm 2013 đã khẳng định trầm hương có các chất Sesquiterpene với cấu trúc hóa học đặc biệt, không thể tổng hợp nhân tạo được, các loại terpen có hoạt tính cao (> 300 terpen), có nhiều thành phần chất phenolic chống dị ứng 2-(2 phenyethyl), chất ức chế ung thư (ferulylglycerides); chứa tinh dầu, chất chứa hương thơm đặc biệt.

Đây chính là điểm khác biệt của nhóm Sesquiterpene có trong trầm hương và tự nhiên.

2.2. NHÓM CÁC ACID BÉO VÀ DẪN XUẤT CỦA CHÚNG:

Nói dễ hiểu là dầu đó mọi người. Còn chuyên sâu hơn thì mình sẽ nói ở một bài khác.

Vậy một cục nguyên liệu trầm mà dầu chảy mồ hôi liệu đã có thể kết luận là quý giá không? Hẹn bài sau mình bàn luận.

2.3. CÁC NHÓM CHẤT KHÁC:

Hiện nay máy móc đã đo lường được rất nhiều loại vật chất nhưng thực sự khoa học vẫn không toàn diện, rất nhiều hợp chất khác có thể có trong trầm hương nhưng máy móc vẫn chưa đo ra, hoặc đo ra rồi thì vẫn không biết xếp loại nó vào nhóm nào.

Đến đây bạn có thể hiểu là đã có nhiều thực nghiệm đo cân nặng linh hồn và tìm cách chứng minh linh hồn là có thật nhưng các cơ sở dữ liệu vẫn chưa hề có nội dung có tính tham khảo về linh hồn. Đây cũng là điểm hạn chế của khoa học trong việc cơ sở phát triển.

Khác hẳn với cơ sở tâm linh, xét trên góc độ nghiệp đức, nhân quả mà dân tộc mình tin từ ngàn đời nay.

Tuy nhiên nhiều người lợi dụng sự không đo lường theo tiêu chuẩn khoa học của các góc nhìn về tâm linh mà thêm vào các tin đồn và công dụng đi ngược lại với ý nghĩa vốn có của trầm hương. Ví dụ như trầm hương dùng để trấn yểm, chiêu tài, chiêu lộc, tiêu tai, giải nghiệp. Từ đó đẩy giá lên cao một cách vô lý.

Nếu nghiệp và đức dễ hóa giải như vậy thì ông bà mình dạy ăn ở tích phúc tích đức để làm gì!

TẠM KẾT:

Bài đầu tiên như vậy có lẽ cũng quá dài rồi.

Đến đây mình tạm bổ sung thêm thông tin quá trình tạo trầm. Sự khác nhau giữa trầm hương và tinh dầu trầm hương. Cũng như nói về các nhóm chất chính làm nên tên tuổi của tinh dầu trầm hương.

Tuy nhiên đến đây vẫn chưa giúp chúng ta hiểu được vì sao trầm hương có nhiều tên gọi nguyên liệu như vậy? Cơ sở nào để phân chia, định giá trầm hượng? Làm sao để mua trầm hương không bị lừa gạt?

Mình sẽ chia sẻ ở trong bài kế tiếp.

Mọi người hãy cmt ý kiến mọi người để mình biết cách viết tốt hơn hoặc có chỗ nào chưa đúng thì kịp thời chỉnh sửa.

p/s: ảnh bìa minh hoạ của GS.TS Đinh Xuân Bá.

Xem Phần 2: Tiêu chí phân biệt trầm hương thật giả không thể sai lầm được !

Viết bình luận của bạn

Trầm Hương đo lường theo tiêu chuẩn nào?

Thứ Bảy, 27/01/2024 1 phút đọc

Đang update Đọc tiếp

Phần 2: Tiêu chí phân biệt trầm hương thật giả không thể sai lầm được !

Chủ Nhật, 24/12/2023 11 phút đọc

BÀI NÀY DÀNH CHO AI ? Tiêu chuẩn lựa chọn trầm hương thì tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất là mùi hương! Những yếu tố từ nguồc... Đọc tiếp

Nội dung bài viết